Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

3 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ 3 kỹ thuật NLP có ảnh hưởng lớn nhất sẽ giúp bạn thay đổi hành vi, đạt được kết quả trong cuộc sống tốt đẹp hơn và có được nhiều kinh nghiệm sống tích cực hơn.


Kỹ thuật NLP 1: Chuyển khung ngữ cảnh

Kỹ thuật NLP này cực kỳ hiệu quả khi bạn gặp phải hoàn cảnh mà bạn cảm thấy thực sự bất lực, bực tức hay có điều gì đó rất tiêu cực xảy đến với bạn. Nó sẽ giúp bạn thay đổi ý nghĩa của hoàn cảnh này và bạn sẽ nghĩ về nó theo một chiều hướng khác, tích cực hơn và mạnh mẽ hơn. Nói các khác, nó giúp bạn đưa nội dung của hoàn cảnh này sang một khung hoàn cảnh khác

Hãy lấy một ví dụ khi bạn mất công việc tốt ở công ty mà bạn đã làm việc nhiều năm. Điều này rõ ràng là cực kỳ tồi tệ. Bạn sẽ làm gì? Nện cho ông sếp một trận? Hay là suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm suy nhược cơ thể và mất khả năng tập trung làm việc trở lại? Hay là tự tử cho xong? Hãy dừng những suy nghĩ tiêu cực ngay. Thay vào đó, bạn hãy sẵn sàng đó nhận nó và nhìn nó ở những khía cạnh khác. Để giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể dịch chuyển khung hình hoàn cảnh để đưa tâm trí bạn sang trạng thái tích cực. Bây giờ bạn hãy nghĩ, bởi vì bạn bị mất việc, vậy thì bạn lại có thể làm gì? Hãy nghĩ đến những điều sau và neo giữ cảm xúc đó trong bạn:

1. Đón nhận những công việc khác tốt hơn,

2. Có thể khám phá thêm nhiều lĩnh vực công việc khác mà nếu ở vị trí trong công ty cũ bạn không học hỏi được nhiều nữa,


3. Có động lực phát triển kỹ năng làm việc chuyên môn tốt hơn.



Trải nghiệm này chắc chắn sẽ làm bạn cứng cỏi hơn và bạn sẽ trở thành một người mạnh mẽ can đảm hơn. Và 5-10 năm sau khi nhìn lại hoàn cảnh này, bạn sẽ đơn giản nở một nụ cười viên mãn.
Bạn có biết câu chuyện của Steve Job không? Ông bị đuổi khỏi Apple năm 1985, sau đó được mời quay trở lại năm 1998 và đánh dấu bằng thời hoàng kim của iPhone, iPod và iPad ra đời làm thay đổi cả thế giới công nghệ.

Trong ví dụ này tôi đã dịch chuyển khung hình của một hoàn cảnh đã xảy ra. Tôi đã thay đổi góc nhìn về hoàn cảnh này sang tư duy hoàn toàn tích cực và không tập trung vào những khía cạnh tồi tệ. Điều này giúp mọi người thoát khỏi hoàn cảnh xấu với những lối tư duy tiêu cực.

Phản ứng của con người khi bị rơi ra khỏi vùng an toàn là hoảng sợ, hoang mang và bắt đầu nghĩ đến những điều tiêu cực. Điều này chỉ dẫn đến thêm vấn đề và thất bại nhiều hơn. Do vậy, bạn nên thoát ra khỏi những khía cạnh tiêu cực và tìm ra những lợi ích bên trong của hoàn cảnh đó. Luôn có điều tốt và xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và tốt nhất hãy tập trung nhìn vào những điều tốt.



Kỹ thuật NLP 2: Neo cảm xúc
Neo cảm xúc là điều hay được dùng nhất ở trong NLP để khơi gợi những phản ứng cảm xúc về điều gì đó bạn đã nói hay đã làm.


Ví dụ một trong những điểm cảm xúc trên cơ thể là vai. Bạn rất dễ có thể làm cho ai đó mỉm cười một cách tự nhiên chỉ bằng cách chạm lên vai của họ.

Theo bản năng con người luôn tự neo giữ cảm xúc một cách tự nhiên. Khi bạn xem bóng đá, sau khi ghi bàn vào lưới đội bạn, niềm vui của cầu thủ đó tăng lên gấp bội, theo bản năng, cầu thủ đó sẽ giơ tay lên nắm chặt tay lại, giật xuống để neo cảm xúc đó (xem ảnh). Bạn chắc chắn cũng đã làm như vậy nhiều lần trong đời mỗi khi bạn thành công điều gì đó.


Kích neo cảm xúc tích cực

Neo là nói đến cái mỏ neo của con tàu, khi hạ thủy đâu đó, ta phải thả neo để giữ con tàu đứng yên một chỗ không bị sóng đánh dạt đi. Cảm xúc tốt cũng cần neo lại để khi lâm vào hoàn cảnh xấu, bạn có thể kích hoạt cảm xúc tốt đẩy lùi cái tiêu cực đi và đưa tâm trí của bạn trở lại trạng thái cân bằng và tích cực.

Neo cảm xúc bằng cách nào? Tương tự như Pavlov sử dụng đèn điện để kích hoạt tiết nước bọt của con chó mỗi khi cho nó ăn. Về sau chỉ cần bật đèn không cho ăn thì con chó cũng vẫn tiết nước bọt. Neo cảm xúc trong NLP cũng tương tự, nghĩa là phải lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo mối liên hệ giữa neo NLP và cảm xúc sẽ thiết lập có điều kiện.

Lấy ví dụ mỗi khi bạn phấn khích vui vẻ bạn nắm bàn tay trái lại. Sau khi thành phản xạ có điều kiện, mỗi khi bạn nắm chặt bàn tay trái bạn lại cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Giờ chúng ta hãy cùng học một số bước kích hoạt neo cảm xúc vui vẻ hạnh phúc.

1. Hãy nghĩ đến một trải nghiệm trong cuộc sống của bạn mà bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, mạnh mẽ. Hãy nghĩ đến những người thân đang ca ngợi bạn, mỉm cười với bạn.

2. Bạn có thể nhắm mắt, ngồi thẳng, tự mỉm cười, hoặc thư giãn cơ thể và nghe nhạc vui vẻ. Hãy tưởng tượng có một vòng tròn lóe sáng dưới mặt đất và bạn bước chân vào đó.

3. Khi bạn đạt trạng thái hạnh phúc đến cực điểm hãy nắm bàn tay trái thật chặt. Sau đó mở ra và lặp lại nắm bàn tay vài lần khi còn đang trong trạng thái hạnh phúc.

4. Giờ bạn bước chân ra khỏi vòng tròn này, nghĩ đến điều gì khác ngoài cảm xúc vừa rồi.

5. Sau đó vài phút, bạn bước trở lại vòng tròn đó và lặp lại quy trình neo một lần nữa. Bạn cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo thành neo cảm xúc tốt có điều kiện trong bạn.

Kỹ thuật NLP 3: Tạo thiện cảm (vô thức)

Tạo thiện cảm là một kỹ thuật rất dễ ứng dụng trong cuộc sống của NLP. Chắc hẳn bạn đã đọc cuốn Đắc nhân tâm trong đó bạn sẽ dùng những lời nói, cử chỉ để tạo thiện cảm với mọi người. Nhưng đó là tạo thiện cảm chủ động. Còn trong NLP, tạo thiện cảm ở đây là vô thức. Nghĩa là bạn tạo cảm giác thân thiện ở tầng vô thức, bạn sẽ được đối phương thích và tôn trọng bạn một cách vô thức. Rất tinh tế phải không nào?

Kỹ thuật tạo thiện cảm trong NLP bao gồm 2 phương thức:

1. Kết hợp
2. Phản chiếu


Chúng ta thường có xu hướng tạo thân thiện với những người có cùng đồng điệu với mình. Kỹ thuật Kết hợp nghĩa là bạn copy đúng cách đối phương làm như ngồi, đứng, giọng điệu, tốc độ nói, từ ngữ, nhịp thở… Nhưng bạn chỉ được làm giống họ sau khoảng 2-4 giây. Không được làm ngay lập tức. Ví dụ, khi họ giơ tay vuốt tóc, bạn cũng giơ tay vuốt tóc sau đó vài giây. Bạn hãy xem bức ảnh của Tổng thống Obama và Thủ tướng Cameron khi họ tạo kế hợp trong cách ngồi và để tay dưới đây.

Kỹ thuật Phản chiếu là bạn làm ngược lại, khi họ giơ tay trái lên thì bạn giơ tay phải lên.

Ví dụ về Kết hợp từ ngữ, khi nói chuyện bạn nhắc lại 3-4 từ trong câu nói cuối của họ.

Ví dụ về ngữ điệu, khi bạn đang nói về chuyện buồn thì bạn cũng nên hạ thấp giọng tạo sự đồng cảm, hoặc bạn cần phải cao giọng hơn khi nói chuyện vui.

Ví dụ về âm lượng, khi bạn xem bóng đá, bạn của bạn hô «vào» thì bạn nên copy giống âm lượng, cao độ của giọng và tốc độ của người bạn.


Nếu người đối diện bạn nói chuyện mà bạn xác định là kiểu người A chẳng hạn, họ sẽ thích nói chuyện những từ ngữ có âm thanh. Bạn chỉ cần sử dụng những từ ngữ tương tự sẽ tạo thiện cảm với họ ngay lập tức.

Nguồn: https://blog.knvn.vn/

#kỹthuậtNLP #NLPlàgì #neocảmxúc #kỹthuậtneocảmxúc #neocamxuc #tạothiệncảmvôthức #tạothiệncảm #kỹthuậtchuyểnkhungngữcảnh #NLPlagi #kythuatNLP #NLP #kythuatneocamxuc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét